Thi trường trầm hương trên thế giới đã luôn tồn tại vài phát triển trong hàng trăm hàng ngàn năm qua Trầm hương luôn là loại gỗ, loại vật liệu quý hiếm thường được dùng làm cống phẩm cho vua chúa, mãi cho tới ngày nay thì Trầm Hương vẫn được xem là loại hương liệu quý giá thể hiện đẳng cấp của người sở hữu và được làm tặng phẩm cho các nguyên thủ quốc gia.
Nguyên nhân Thị trường trầm hương luôn luôn tồn tại và giá trị mãi với thời gian như vậy là do Trầm Hương có rất nhiều công dụng đặc biệt, khó có thể thay thế bằng những sản phẩm nào khác. Và đặc biệt là nhu cầu về trầm hương trong mục đích làm thuốc chữa bệnh, làm hương liệu sản xuất nước hoa, hoá mỹ phẩm và dùng vào mục đích tôn giáo, tín ngưỡng ngày càng gia tăng
1. Nhu cầu của Thị trường Trầm Hương trên Thế Giới
Theo CITES (Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp) , khối lượng mua bán trầm hương trên thị trường thế giới ở thời kỳ 1995 – 1997 khoảng 1.350 tấn (số liệu thống kê của Đài Loan trong khoảng thời gian này hơn 2.050 tấn).
Theo thống kê của TRP (Tổ chức Dự án Rừng Mưa Nhiệt Đới), trong vòng 5 năm khoảng từ 2010 – 2015 khu vực Đạo giáo và Hồi giáo đã sử dụng hơn 2.500 tấn trầm hương các loại. Ngành hoá mỹ phẩm đặc biệt là nước hoa mỗi năm nhu cầu khoảng 5.000 lít tinh dầu trầm hương loại tốt, nhưng thực tế thị trường chỉ mới đáp ứng được khoảng 100 lít, nhu cầu thị trường trầm hương luôn trong trạng thái “đói khát”.
Thống kê nhu cầu của thi trường trầm hương thế giới giai đoạn 1995-2015
Và một điều đáng chú ý ở đây là Trầm hương có chất lượng cao đang được mua bán trên thị trường hiện tại hầu hết là khai thác từ môi trường thiên nhiên. Các quốc gia có nguồn trầm hương miễn cưỡng được xem như là ổn định để có thể cung cấp cho thế giới tập trung chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á và vài nước Nam Á như Ấn Độ, Bangladesh, Bhutan. Trong đó Việt Nam được đánh giá là quốc gia có chất lượng trầm hương tốt nhất thế giới nhưng vởi vì không thể đáp ứng nguồn cung ổn định nên thành thử Trầm Hương Việt Nam vẫn chỉ chiếm một vị trí khá mờ nhạt trong tỉ trọng thị trường trầm hương thế giới.
2. Vấn nạn tận diệt cây Gió Bầu gây chao đảo thị trường trầm hương thế giới
Cột mốc quan trọng phải nhắc đến trong lịch sử thị trường trầm hương thế giới đó là nạn khai thác trầm hương thiên nhiên vào những thập niên cuối thế kỷ 20 theo kiểu tận diệt ,trong thời gian ngắn đã khiến cho sản lượng cây Gió Bầu và lượng trầm hương tự nhiên trên thế giới giảm mạnh – hơn 70%. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho Trầm Hương tự nhiên ở Việt Nam được chính phủ liệt vào sách đỏ cần được bảo vệ.
Sự biến mất của vô số cây Gió Bầu trong tự nhiên khiến cho sản lượng Trầm Hương thu hoạch được ở các nước giảm mạnh:
Ví dụ cụ thể như năm 1993, Indonesia từng khai thác và xuất khẩu hơn 661 tấn trầm thì năm 1997 sản lượng chỉ còn lại 302 tấn; tương tự đối với Indonesia, Malaysia thì từ 43,6 tấn giảm xuống còn 21,6 tấn; Campuchia vào năm 1995 đã khai thác và xuất khẩu 133,8 tấn thì vỏn vẹn 3 năm sau chỉ còn lại 13,2 tấn ít ỏi; ở Ấn Độ năm 1995 sản lượng xuất khẩu là 15,1 tấn thì 2 năm (1997) chỉ còn lại có 1,4 tấn.
Các nước có nguồn cung cho Thị trường trầm hương thế giới.
Vậy còn ở Việt Nam, quốc gia được đánh giá là có chất lượng trầm hương tốt nhất trên thế giới thì sao? Theo số liệu thống kê của ngành Thương mại từ năm 1986-1990, khai thác và xuất khẩu Trầm Hương ở Việt Nam đạt con số khủng khoảng 1.163,9 tấn trầm hương. Nhưng theo nạn tân diệt của cây Gió Bầu, thì Việt Nam cũng tiếp bước vết xe đổ của các quốc gia khác đó là số lượng ngày càng giảm sút. Chẳng hạn như năm 1985 khai thác và xuất khẩu 216,1 tấn thì năm 1990 chỉ còn 73,4 tấn.Và hiện tại sản lượng đó còn giảm xuống thấp hơn nữa.
3. Các dạng hình thái sản phẩm được mua bán chính trên Thị trường trầm hương thế giới
Trên thị trường trầm hương được mua bán dưới nhiều hình thái khác nhau, nhưng số lượng các quốc gia có nguồn trầm hương ổn định đủ để xuất khẩu thì chỉ đếm được trên đầu ngón tay và phần nhiều là xuất khẩu dưới dạng mảnh, dạng miếng chiếm 95%, dạng gỗ chiếm 3%, dạng bột chiếm hơn 1% và tinh dầu là dưới 1%.
Biểu đồ các sản phẩm xuất khẩu của thị trường trầm hương thế giới
Và trên thực tế Cây Gió Bầu hay Trầm Hương là loại cây có thể thu được giá trị kinh tế từ gốc đến ngọn, ngoài trừ gỗ trầm hương được khai thác thuần thì còn có khả năng phát triển thương mại hóa các sản phẩm khác từ cây Gió Bầu như là:
- Tinh dầu trầm hương được chưng cất từ các phần gỗ xung quanh khối trầm hương.
- Trà trầm được sản xuất từ lá cây Gió Bầu
- Nhang trầm, trầm nụ
- Rượu trầm cao cấp
- Nước cất trầm
4. Thực trạng khan hiếm về sản lượng và tăng cao về giá trị của Thị trường trầm hương quốc tế.
Theo thực trạng hiện tại của thị trường trầm hương thế giới thì vào những năm tiếp theo khối lượng trầm hương mua bán trên thị trường sẽ giảm sút nghiêm trọng do nguồn cung cấp từ thiên nhiên đã cạn kiệt và bị ràng buộc bởi sự kiểm soát của Chính phủ các nước và Công ước Quốc tế cấm mua bán các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES), nên nguồn cung hoàn toàn không thể thõa mãn nhu cầu, đồng thời sẽ làm cho giá cả và sự quý hiếm của Trầm Hương sẽ ngày càng tăng cao.
Chẳng hạng như một kg kỳ nam Việt Nam từ thập niên 80 có giá từ 1.500 – 5.000 USD, vào khoảng năm 2015 đã tăng lên 15.000 – 50.000 USD (theo lọai), và cho đến năm 2021 là khoảng 200.000-500.000 USD (tùy loại), còn đối với trầm hương loại 1 từ 800 -1.200 USD, lên 7.000 – 8.000 USD; và hiện nay là từ 20.000-100.000 USD (tùy loại) các loại khác cũng có mức tăng từ 50 đến 70 lần. Tinh dầu trầm hương hiện nay tùy theo chất lượng, xuất xứ và công nghệ sản xuất, có mức chào bán từ 20.000 đến 100.000 USD/lít.
Giá bạch trầm kỳ được bán trên thị trường trầm hương Việt Nam
Kết Luận về thị trường trầm hương thế giới
Nhìn chung thì thị trường mua bán trầm hương và các sản phẩm trầm hương chủ yếu là Đài Loan, Thái Lan, Hồng Kông, Singapore (70% tái xuất), thị trường tiêu thụ trực tiếp là các nước Ả rập, Nhật Bản (loại trầm hương tốt), khu vực Hồi giáo, Phật giáo và các ngành hương liệu mỹ sphẩm, đông y, dược phẩm.
Và bởi vì sự trái ngược giữa một bên là lượng cung ngày càng khan hiếm và giảm sút do sự “biến mất” của cây Gió Bầu trong tự nhiên và một bên là nhu cầu trầm hương ngày càng lớn của thị trường đến từ nhiều ngành nghề và lĩnh vực ở khắp nơi trên thế giới. Lúc này, việc tìm ra một giải pháp công nghệ có thể tạo ra nguồn trầm có chất lượng cao và có sản lượng ổn định sẽ là chìa khóa cần thiết cho sự phát triển của thị trường trầm hương thế giới.